Tin tức

Holding company là gì? Lợi ích khi lựa chọn mô hình công ty holding

Đối với một người kinh doanh, việc tìm hiểu các mô hình doanh nghiệp hiện nay là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu về mô hình holding nhưng không biết holding company là gì và sự khác biệt của mô hình này đối với các loại hình doanh nghiệp khác, bài viết sau đây sẽ làm sáng tỏ ngay cho bạn.

Công ty holding là gì?

Holding company là gì?

Chắc hẳn nhiều người đã từng một lần nghe qua cụm từ “holding” nhưng chưa thực sự hiểu rõ holding company là gì? Holding company hay còn được gọi là công ty holding, là một công ty mẹ dưới hình thức tập đoàn, công ty TNHH sở hữu đủ cổ phiếu để nắm quyền biểu quyết ở một công ty khác. Công ty holding có thể kiểm soát các chính sách cũng như giám sát các quyết định quản lý của công ty đó.

Mặc dù holding company sở hữu tài sản của những công ty khác, nhưng nó chỉ duy trì vai trò giám sát chứ không tích cực tham gia vào việc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty đó.

Bản chất của mô hình holding là gì?

 

Mô hình holding hình thành

Công ty holding chỉ tồn tại với mục đích duy nhất là kiểm soát những công ty khác, cho dù công ty đó là một tập đoàn hay công ty TNHH. Holding company cũng có thể sở hữu tài sản như bất động sản, nhãn hiệu, bằng sáng chế, cổ phiếu và các tài sản khác.

Các doanh nghiệp được sở hữu 100% bởi holding company sẽ được gọi là “công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn”. Công ty holding có thể thuê cũng như sa thải những quản lý của các công ty mà họ đang sở hữu. Vì thế, các chủ sở hữu công ty con phải tự chịu trách nhiệm cho những hoạt động của mình và đảm bảo các công ty con đang được vận hành một cách tối ưu nhất.

Phân loại công ty holding

 

Các loại công ty holding

Có 3 loại công ty holding phổ biến hiện nay đó là:

  • Công ty holding về kinh doanh (Operating holding company): Công ty holding là công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con bên cạnh đó cũng tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Công ty holding về đầu tư (Investment holding company): Công ty holding là công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con để nắm vốn và tìm kiếm lợi nhuận từ công ty con.
  • Công ty holding về quản lý điều hành (Management holding company): Công ty holding can thiệp vào các giao dịch của công ty con để tìm kiếm thêm lợi nhuận từ lợi nhuận của các công ty con.

Qua những thông tin tổng quan về mô hình holding, hy vọng các bạn đã có thể tự trả lời cho câu hỏi “holding company là gì?”. Tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu xem liệu mô hình này mang lại những lợi ích gì cho các doanh nghiệp nhé!

Lợi ích của mô hình holding là gì?

Mô hình công ty holding là mô hình xuất hiện phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là Mỹ. Ngày nay, holding company đã trở thành xu hướng được nhiều công ty áp dụng thành công. Vậy lợi ích của mô hình holding company là gì mà lại được ưa chuộng nhiều đến vậy? Hãy cùng Arca Share khám phá nhé!

Lợi ích lớn nhất mà mô hình holding company mang lại đó chính là việc hưởng lợi nhờ được bảo vệ khỏi thua lỗ. Nếu một công ty con bị phá sản, công ty holding có thể bị lỗ vốn và giảm giá trị thặng dư, tuy nhiên các chủ nợ của công ty con lại không có quyền hợp pháp để yêu cầu công ty holding thanh toán các khoản vay.

Chính vì thế, mô hình holding company có thể được xem là một mô hình tối ưu hiện nay, vừa giữ được cổ phần, vốn và tài sản, vừa hạn chế chịu thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Các công ty lớn có thể tự tách ra thành những công ty nhỏ và cấu trúc thành một công ty holding để bảo vệ tài sản, đồng thời có thể tạo ra những nhánh công ty con cho mỗi ngành nghề kinh doanh của mình.

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp của bạn là một công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng thì có thể tách ra thành các công ty con như: công ty sở hữu máy móc và trang thiết bị sản xuất, công ty sở hữu và vận hành các vấn đề liên quan đến nhượng quyền thương mại, công ty sở hữu về thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm, công ty sở hữu bất động sản,… Sau đó, doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành công ty mẹ và sẽ được đăng ký trở thành holding company.

Như vậy, mục đích của chiến thuật thành lập holding company là gì? Đó là giúp công ty mẹ chịu ít rủi ro về trách nhiệm pháp lý và tài chính. Bên cạnh đó, mô hình này cũng giúp giảm bớt nghĩa vụ thế chung của một doanh nghiệp lớn, bằng cách chia nhỏ thành các bộ phận nhất định tại những lĩnh vực kinh doanh có mức thuế thấp hơn.

Ưu, nhược điểm của mô hình holding company

 

Ưu điểm của công ty holding

Ưu điểm của mô hình Holding Company là gì?

Ưu điểm của holding company là gì mà mô hình này lại có nhiều chủ doanh nghiệp theo đuổi đến vậy? Một vài điểm mạnh nổi bật của mô hình holding company có thể kể đến như:

  • Thông tin về chủ sở hữu holding company được bảo mật, không được biết đến nhiều và không truyền bá trong giới truyền thông.
  • So với mô hình công ty thông thường chỉ được chuyển nhượng tài sản từng phần, chủ sở hữu công ty holding có thể dễ dàng chuyển nhượng toàn phần vốn hoặc cổ phần cho các thành viên khác một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
  • Cắt giảm chi phí nộp thuế nhờ chia nhỏ quy mô công ty tại các lĩnh vực có thuế suất thấp hơn.
  • Dễ dàng thu hút vốn đầu tư nhờ việc chia nhỏ thành các công ty con ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi hầu hết các nhà đầu tư thường chỉ quan tâm đến một lĩnh vực nhất định.
  • Chủ sở hữu có thể đánh giá nhu cầu thị trường để điều chỉnh vốn đầu tư dựa vào kết quả hoạt động của các công ty con.
  • Tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp bằng cách thực hiện cho vay giữa các công ty con với nhau, chuyển dịch vốn và lợi nhuận.
  • Hạn chế trường hợp đổ vỡ theo dây chuyền. Khi một công ty con có nguy cơ phá sản, nó chỉ làm lỗ vốn hoặc giảm giá trị của công ty holding mà không khiến cả chuỗi công ty đều bị sụp đổ. Đây được xem là cách tự vệ của các công ty có quy mô lớn.

Hạn chế của mô hình holding company

Mô hình đầu tư nào cũng sẽ có những mặt lợi và rủi ro của nó. Vậy hạn chế của chủ doanh nghiệp khi tham gia vào mô hình holding company là gì?

Hạn chế lớn nhất của holding company chính là sự xung đột lợi ích giữa các cổ đông và cũng như các công ty con, hình thành nên mâu thuẫn nội bộ. Vấn đề phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông sẽ có sự chênh lệch và dễ gây mâu thuẫn giữa công ty con với công ty holding. Tuy nhiên, công ty holding vẫn thường thắng thế hơn do sở hữu nhiều cổ phần và có quyền quản lý, kiểm soát các công ty con.

Cách thành lập công ty holding

Hiện nay, có 3 dạng công ty được Ủy ban chứng khoán Nhà nước quản lý là công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Công ty holding hoạt động dựa theo luật doanh nghiệp nhưng với mục đích để quản lý vốn và cổ phần của những công ty khác. Cách thành lập holding company cũng sẽ giống như những công ty thông thường, nhưng bạn nên chọn mô hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH để dễ dàng quản lý.

Về trình tự các bước để thành lập một công ty holding, bạn có thể tham khảo tại các văn phòng luật để có thể hiểu quy trình một cách rõ ràng và chi tiết hơn. Việc mở một công ty holding gắn liền với rất nhiều trách nhiệm pháp lý, vì thế việc tìm hiểu thông tin cũng sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Bạn có thể nhờ bên thứ ba là các dịch vụ hỗ trợ thành lập công ty để giải quyết phù hợp với từng trường hợp của bạn.

Arca Share là một trong những công ty cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp cực uy tín đã hoạt động trên thị trường hơn 10 năm nay. Với quy trình xử lý rõ ràng và thời gian hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng, Arca Share là địa chỉ mà bạn có thể yên tâm để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thành lập holding company.

Hy vọng những thông tin mà Arca Share cung cấp đã giúp bạn trả lời được cho câu hỏi “holding company là gì?” và những lợi ích khi lựa chọn mô hình công ty holding. Nếu muốn được tư vấn thêm thông tin về dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ qua hotline 09 1638 2820, hoặc gửi về địa chỉ email info@arca-share.vn để được hỗ trợ nhanh nhất!

tel facebook messenger facebook messenger zalo zalo